NÊN LỰA CHỌN BÌNH CHỮA CHÁY CO2 HAY BÌNH CHỮA CHÁY BỘT MFZ
Trong đời sống hiện nay, ít nhiều gì thì chúng ta cũng có nghe qua bình chữa cháy và công dụng chính là dùng để dập lửa. Nhưng sử dụng như thế nào để an toàn và hiệu quả, chưa kể đến nếu chúng ta không nắm được thông tin cơ bản về sản phẩm sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe người sử dụng.
Dưới đây là một vài thông tin mà SJK muốn chia sẽ đến Quý khách hàng để mình dễ phân biệt được 2 dòng chữa cháy thông dụng này trong việc áp dụng vào đời sống của mỗi gia đình.
Cách phân biệt cơ bản:
Đối với bình chữa cháy dạng bột sẽ chưa NaHCO3 dùng khí N2 để đẩy bột ra còn đổi với bình CO2 thi chỉ chứa khí CO2.
Ngoài ra có 1 đặc điểm rất dễ nhận thấy nữa đó chính là ngoại quan:
Đối với bình chữa cháy dạng bột sẽ có cả đồng hồ đo trên đầu và vòi phun sẽ khá nhỏ. Còn ngược lại đối với bình CO2 thì sẽ không có đồng hồ đo, vòi phun thì lớn và dài khoảng 0,4m nhìn hơi giống chiếc loa.

Ứng dụng của bình chữa cháy bột & CO2
Bình bột: Dập được nhiều loại đám cháy như rắn, lỏng, khí.
Đối với các đám cháy thiết bị điện tử, các dụng cụ đo có độ chính xác cao thì bình bột không thích hợp để chữa cháy. Nó vẫn có thể dập tắt lửa nhưng sẽ làm hư hỏng các thiết bị này do có tính muối. Nó sẽ làm rỉ sét và ăn mòn các thiết bị này.
Bình khí CO2: có thể dùng cho nhiều trường hợp kể cả các thiết bị điện tử, thiết bị có độ chính xác cao. Tuy nhiên nó có các hạn chế như dùng nơi gió nhiều sẽ kém hiệu quả hơn vì CO2 mau khuếch tán ra ngoài, giảm hiệu quả dập lửa. Dùng cho các đám cháy than hay kim loại cũng ko thích hợp vì CO2 tác dụng với C tạo ra CO là khí độc.
Vài điều về chốt an toàn của bình chữa cháy
Cũng có khá nhiều trường hợp có bình chữa cháy trong tay mà không biết cách sử dụng dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Nên tôi xin nói rõ vấn đề chốt an toàn một chút cho các bạn chưa có dịp sử dụng nắm rõ hơn.

Chốt hãm hay chốt an toàn thường dùng cho loại bình dùng van bóp (tạm gọi là van mỏ vịt). Nó được xỏ xuyên qua 2 thanh van nên bình thường không thể bóp xịt được. Một đầu sẽ có nẹp 1 miếng chì nhỏ giống như của đồng hồ điện. Khi chúng ta thấy bình chữa cháy còn chốt hãm này và nẹp chì thì mình biết là bình chưa sử dụng lần nào. Đó cũng chính là “cam kết hàng mới” của nhà cung cấp dành cho người dùng.
Để chữa cháy thì chúng ta bắt buộc phải rút cái chốt này ra trước. Xỏ ngón tay vào như hình và rút ra thôi, rất nhẹ nhàng không có khó khăn gì.
Người tiêu dùng cần chọn bình chữa cháy có trọng lượng vừa sức, để mọi thành viên trong gia đình đều có thể sử dụng dễ dàng.
Bình chữa cháy nên được đặt ở nơi dễ nhìn thấy, không ẩm ướt. Nhớ đi bảo dưỡng bình chữa cháy định kỳ 1 năm/lần. Đối với bình chữa cháy dạng khí CO2, người dùng có thể tự kiểm tra được bằng cách sử dụng cân. Nếu thấy bình mất đi khoảng 20% trọng lượng, thì cần phải đưa đi kiểm tra ngay.
Bình bột thì cần kiểm tra đồng hồ gắn trên bình. Nếu kim chỉ vào vạch đỏ, là bình đã mất đi áp lực, phải kiểm tra ngay, còn vẫn ở vạch xanh là bình vẫn còn sử dụng tốt. Nếu bình đang ở vạch vàng là bị tăng áp lực, do để ở nơi có nhiệt độ cao như bếp, ngoài trời nắng, nên cần dời bình đến chỗ mát, làm giảm áp lực về vạch xanh.
Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy:
Phạm vi phun tối đa của bình là 4m. Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng một chỗ.
Nếu đã rút chốt và sử dụng, bình sẽ nhanh bị tụt áp và lúc này phải đi nạp lại. Với bình bột thì chúng ta kiểm tra đồng hồ đo áp suất của bình, nếu kim chỉ vạch đỏ, hoặc gần vạch đỏ thì phải nạp lại. Với bình CO2 thì có thể đoán qua khối lượng bình, hoặc đơn giản & hiệu quả nhất là đặt lên bàn cân để kiểm tra trọng lượng khí còn trong bình. Với bình CO2 MT3, trọng lượng khí là 3kg + vỏ ~8,5kg = 11,5kg, dùng phương pháp loại trừ để biết số lượng khí còn trong bình. Với bình CO2 MT5, trọng lượng khí là 5kg + vỏ ~9,5kg = 14,5kg, dùng phương pháp loại trừ để biết số lượng khí còn trong bình.
Bình CO2 dùng để chữa cháy điện (điện hạ thế, trung thế và cao thế).
Bình CO2 không chữa được đám cháy từ kim loại, và một số chất giầu oxy.
Bảo quản bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 55*C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá…, thì phải sửa chữa, thay thế để đảm bảo bình có thể hoạt động hiệu quả khi có sự cố xảy ra.
Nhà sản xuất khuyến cáo nên thay mới bình chữa cháy nếu đã sử dụng được 3 – 4 năm, hoặc khi thấy có hiện tượng gỉ sét trên bình để đảm bảo an toàn cho con người.
SJK mong rằng với bài viết này có thể giúp quý khách hàng phần nào hiểu rõ hơn về các thông tin cơ bản của sản phẩm để dễ dàng ứng dụng vào đời sống hơn. Sắp tới, SJK sẽ chia sẽ thêm về ưu và nhược kèm những điểm giống và khác nhau để Quý khách hàng có cái nhìn sâu hơn về sản phẩm.
Hiện nay, SJK đang cung ứng vật tư và các trang thiết bị cho các công trình, dự án, nhà ở trong đó có cả các thiết bị về PCCC nếu quý khách đang cần sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn. giá thành tốt thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay qua Hotline: 0919 390 995 (Ms Thùy) để được hỗ trợ một cách tốt nhất ạ. Xin chân thành cảm ơn.