QUY ĐỊNH VỀ THÉP RÂU XÂY TƯỜNG

Thép râu tường và thép râu cột đều là những vật liệu xây dựng giữ vai trò liên kết các cấu trúc của ngôi nhà với nhau. Vậy tiêu chuẩn của thép râu tường và thép râu cột là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về thép râu tường và thép râu cột.

Thép râu tường:

Thép râu tường hay còn có tên gọi khác ấy là thép râu câu tường, có cấu tạo là thanh thép được bẻ cong theo hình chữ L. Chuyên dùng để kết nối giữa tường gạch và khối bê tông cốt thép, giữ cho chúng khỏi bị nứt, gây nguy hại đến công trình.

Kích thước của thép râu tường thì thường nằm trong khoảng chiều dài 240 mm và 300 mm, chiều cao 40 mm, chiều rộng 23 mm, độ dày 0.5 mm và 0.7mm.

Công dụng của thép râu tường:

Thép râu tường thường được bắt cùng với các cột bê tông, gạch bê tông, nhờ vậy giúp cho các bức tường chắc chắn hơn, liên kết với nhau tốt hơn. Khi tường được khoan thép râu tường hay thép râu câu tường vào thì nó sẽ trở nên vững hơn, chống nứt tốt hơn. Do vậy, các thợ xây thường sử dụng thép râu tường để chống nứt tường và tăng sức chịu lực của bức tường.

 

Thép râu cột:

Thép râu cột là sản phẩm được dập định hình nhằm liên kết giữa các cột, dầm, củng cố sự kết nối giữa chúng, giữ cho ngôi nhà được chắc chắn. Nó thường được sử dụng rộng rãi trong xây nhà phố hoặc nhà cao tầng.

Dưới tác động của thời tiết và giai đoạn thi công không đồng nhất thì có thể gây nứt ở phần liên kết giữa cột và tường. Để giải quyết tình trạng này, người ta chèn thép râu cột vào trong giữa các cột, dầm nhà, chống nứt tường một cách hiệu quả.

Tác dụng của thép râu tường:

Thép râu cột rất dễ sử dụng, chúng ta có thể bẻ và uốn cong rất dễ dàng. Tiện cho việc chúng ta đặt vào các cấu trúc khác nhau, sử dụng đa dạng.

Thép cứng cáp, tạo độ chắc chắn cho công trình xây dựng nhà ở.

Trên thân của thép râu tường có răng cưa, tạo độ ma sát với gạch và tường. Từ đó giúp cho thép dễ dàng lắp đặt, có độ bám giữa các vật liệu.

Có độ thẩm mỹ cao, giúp cho công trình đảm bảo được vẻ ngoài khá tốt.

Tiêu chuẩn thép râu tường:

Để đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình ta cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn lắp đặt của thép râu tường. Như các bạn đã biết, công dụng của thép râu tường chính là giữ mối liên kết của các dầm, cột và tường với nhau. Nếu ta không đảm bảo việc làm đúng theo quy trình thì có thể gây ra hậu quả rất khôn lường.

Thời điểm cấy thép: Thời điểm thích hợp để cấy thép đó là ta đổ bê tông vào trước rồi mới cấy thép vào sau.

Vị trí cấy thép và số lượng thép râu sử dụng: Đối với tường 10 – tức tường xây bằng 1 hàng gạch, ta cấy thép râu tường ở giữa. Nếu cấy tường 20 – tức tường 2 hàng gạch, ta cấy 2 râu vào 2 bên

Khoảng cách giữa 2 thép râu tường: mỗi hàng như thế cách nhau một khoảng 500m.

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiêu chuẩn thép râu tường:

Để đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình ta cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn lắp đặt của thép râu tường. Như các bạn đã biết, công dụng của thép râu tường chính là giữ mối liên kết của các dầm, cột và tường với nhau. Nếu ta không đảm bảo việc làm đúng theo quy trình thì có thể gây ra hậu quả rất khôn lường.

Thời điểm cấy thép: Thời điểm thích hợp để cấy thép đó là ta đổ bê tông vào trước rồi mới cấy thép vào sau.

Vị trí cấy thép và số lượng thép râu sử dụng: Đối với tường 10 – tức tường xây bằng 1 hàng gạch, ta cấy thép râu tường ở giữa. Nếu cấy tường 20 – tức tường 2 hàng gạch, ta cấy 2 râu vào 2 bên

Khoảng cách giữa 2 thép râu tường: mỗi hàng như thế cách nhau một khoảng 500m.

Bảo quản thép râu tường và thép râu cột:

Để nơi khô ráo, tránh xa nơi ẩm ướt, nước mưa,…

Khi dùng xong buộc lại gọn gàng, không quăng lung tung làm gãy hoặc biến dạng thép.

Để đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi, tránh gây cản trở cho người khác.