THÉP RÂU CỘT LÀ GI? 5 TÁC DỤNG CỦA THÉP RÂU TƯỜNG SO VỚI THÉP PI6 TRUYỀN THỐNG

THÉP RÂU CỘT LÀ GI? 5 TÁC DỤNG CỦA THÉP RÂU TƯỜNG SO VỚI THÉP PI6 TRUYỀN THỐNG

Bạn đang triển khai thép râu cột trên dự án xây dựng nhà phố, hay cụ thể hơn là xây dựng kết cấu liên kết tường và cột. Thép râu là vật liệu hay được nhắc đến, với một số công dụng như:

  • Giữ ổn định cho khối xây
  • Giúp cho khối xây và cột bê tông tăng tính liên kết
  • Hạn chế sự rạng nứt giữa tường xây và cột bê tông

Tuy nhiên, rất ít các nhà thầu, công ty xây dựng chú ý đến và có nhiều bạn mới vào nghề chưa biết về thép râu cột. Vì vậy, trong chia sẻ này tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thép râu cột, cách đặt, các quy định cũng như 5 Tác dụng của thép râu tường so với thép Pi6 truyền thống.

Thép râu cột (thép râu tường) là gì?

Thép râu cột thường sử dụng để chống nứt tường, nó được dùng chung với tắc kê M6 hoặc đinh chuyên dụng. Ngoài tắc kê và đinh bắn thì chúng ta còn cần chuẩn bị các thiết bị cần thiết khi thi công thép râu cột: máy khoan – súng bắn đinh 

Thép râu cột hay còn gọi là thép râu neo tường là vật liệu dùng trong xây dựng là sản phẩm được dập định hình, với chức năng chính là liên kết giữa các cấu kiện cột, dầm, vách bê tông cốt thép với tường xây gạch. Tùy vào đặc tính vật liệu cần liên kết mà thép râu có các đặc tính khác nhau.

Quy định về thép râu xây tường (thép râu cột) và khoảng cách râu tường

  • Sử dụng rộng rãi khi xây nhà phố và cao tầng
  • Thời điểm cấy thép râu cột sẽ được tiến hành sau khi đổ bê tông
  • Khoảng cách giữa 2 thép râu cách nhau 50 cm theo chiều dọc: Khoan và đóng liên kết giữa cột bê tông và vị trí tường xây với các khoảng cách là 50 cm chia đều từ mặt cốt nền lên vị trí cuối cùng của cột. Cứ thế khoan và đóng sẵn để nghiệm thu trước khi xây tường
  • Tùy vào độ dày của tường mà chúng ta có thể lắp 1 thép râu hoặc 2 thép râu (Tường 10 thì 1 thanh – tường 20 thì 2 thanh)

Khi nào nên sử dụng thép râu ?

  • Cột bê tông là kết cấu chịu lực chính của ngôi nhà. Và thường được thi công trước, nên sẽ được co ngót trước.
  • Tường xây chủ yếu có chức năng bao che, phân chia không gian, cách âm, cách nhiệt… và thường được xây sau khi đã thi công hoàn thành các cấu kiện cột, dầm sàn,
  • Chính vì giai đoạn thi công không đồng nhất, vật liệu không đồng nhất mà dẫn đến sự co ngót không đều nên gây nứt ở phần liên kết giữa tường với cột
  • Để khắc phục hiện tượng trên nên tại các công trình thường bố trí thép râu cột để liên kết tường với cột và chống nứt tường hiệu quả

Nứt tại vị trí tiếp giáp giữa tường và cột

Nứt tại vị trí tiếp giáp giữa tường và cột

Cách đặt thép râu cột ? Khoan cấy râu thép như thế nào là đúng ?

Dùng với tắc kê

  • Khoan lỗ vào bê tông
  • Gắn thép râu vào lỗ khoan
  • Đóng tắc kê vào lỗ và siết chặt bu lông của tắc kê
  • Liên kết bằng tắc kê
 
   

Dùng với đinh bắn

  • Đặt thép râu vào vị trí đánh dấu
  • Đặt nòng súng áp sát mặt thanh thép.
  • Dùng 1 tay tì mạnh vào đuôi súng và nhấn cò để súng bắn đinh ra tạo liên kết

Liên kết bằng súng bắn đinh

Liên kết bằng súng bắn đinh

Tác dụng của thép râu tường so với thép râu chờ truyền thống

  • Thép râu rất dễ uốn; tùy vào lớp gạch vữa mà chúng ta có thể bẻ rất là dễ dàng; tiện cho việc chúng ta thao tác và đảm bảo hơn việc liên kết giữa râu thép với tường bê tông tại vị trí liên kết
  • Đảm bảo chất lượng hơn thép pi6: Đôi khi công nhân quên hoặc sử dụng keo để liên kếp thép pi6, do vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến việc râu không đảm bảo được độ liên kết chắc chắn đối với tường bê tông hoặc cột. Gây ra việc tường dễ bị xé tại các vị trí đó
  • Đảm bảo chắc chắn và mang lại tính chuyên nghiệp cho việc xây dựng
  • Trên thân thép râu có răng cưa tạo độ bám giữa thép râu và gạch tốt hơn so với râu thép trơn của thép pi6
  • Thẩm mỹ đối với các công trình – Điểm cộng đối với các chủ đầu tư khó tính